Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
A-Bờ-Cờ hay A - Bê - Xê các pác nhỉ (A-B-C)
Results 1 to 10 of 10

Thread: A-Bờ-Cờ hay A - Bê - Xê các pác nhỉ (A-B-C)

Hybrid View

  1. #1
    Junior Member
    Join Date
    Jan 2012
    Posts
    2

    Default A-Bờ-Cờ hay A - Bê - Xê các pác nhỉ (A-B-C)

    Hiện nay em thấy người ta phát âm:
    người thì A Bê Xê ( A, B, C)
    Nhưng lúc trước em được học là A, Bờ, Cờ..
    Vậy cách phát âm nào chuẩn ạ!

    Thương mại điện tử rồi mà sao người ta chưa chuẩn cái vụ này!
    Thế đến bao giờ thương mại điện tử ở VN mới develop tốt được khi mà ý thức yêu ngôn ngữ dân tộc không có!

  2. #2
    Junior Member
    Join Date
    Dec 2011
    Posts
    26

    Cool A Bờ Cờ hay A Bê Xê?

    Chào các bạn,
    The nguyên tắc ngôn ngữ học thì ABC là các ký hiệu trong bảng mẫu tự. Có người gọi bảng chữ cái. Được cả. Bảng chữ cái này gồm hai phần: tên gọi của các ký hiệu và cách đọc các ký hiệu này khi được ghép với nhau theo một số quy luật gọi là chính tả, tiêng Anh gọi là phonotactics. Lúc ấy sẽ phải đọc theo sự phối hợp của các chữ cái đó để đại diện cho cái âm mình muốn nói lên.

    Cách gọi A bờ cờ xuất hiện từ khi có chương trình xoá nạn mù chữ của những năm 1945 - 50 do các cán bộ lớp 3 trường làng đảm trách nên mới sinh ra cái nạn này và bây giờ còn dây giưa.

    Do đó, ABC, trước hết nên gọi là a, bê, xê, dê, ... tức là chúng ta cho nó một cái tên như bất cứ cái gì khác nếu muốn biết đó là gì phải cần có tên. Ai đọc a bờ cờ là SAI tuốt. Vì hai lý do:

    1. không lấy cách đọc làm tên của chữ cái ngoại trừ một vài chữ cái tiêu biểu cho nguyên âm.

    2. khi ghép vào chữ thì không có thể đọc [bờ] vì chữ B (bê) này trở thành âm [b] và không thể có thêm [ơ] vào nữa.

    Tiếng Spanish (Tây-ban-nha) cũng có bảng chữ cái và tên của chúng đọc (theo tiếng Việt) như sau:
    A B(bê) C(xê) D(đê) E(ê) G(khe gê) H(át chê ... J (khô ta), ... R (e rê) S (ét xê) ... Y(i-cờ-rét-ta) Z(xét-ta)

    Tiếng Anh có bảng chữ cái (mẫu tự) phiên âm theo tiếng Việt :

    A (êi) B (bi) ... Y (wai) Z(zi)

    Vậy thì không lý do gì mà tiếng Việt đi trật đường rầy nói ABC là a bờ cờ.

    Nay đến chuyện hai chữ nguyên âm và phụ âm. Rất nhiều người hiểu sai về 2 chữ này. Trong bảng chữ cái chưa có cái gì liên quan đến âm cả. Mà trong bảng chữ cái chỉ có 2 loại chữ: chữ cái chính và chữ cái phụ. Chính hay phụ còn cần phải xét sau khi chúng được ghép và thành chữ. Thí dụ: O và U là hai chữ cái mà ai cũng gọi là nguyên âm. Wrong again! Sai nữa rồi.

    Trong chữ HOA, đọc là [hwa] (người Trung và người Bắc) > [wa] (người Nam) cho thấy O không còn là "nguyên âm" trong một số trường hợp mà nhiều người không nghĩ tới. Cái phần [wa] này cũng thấy trong chữ QUA vậy [kwa] (Trung, Bắc) > [wa} (Nam). Vậy ai bảo O và U là nguyên âm? Chúng vẫn còn là chữ cái. Chỉ khi ghép thành chữ: CUA [ku:a] # QUA [kwa] KHOA [khwa] = KHOE [khwe] mới thấy sự khác nhau của chữ cái O và A rõ ràng.

    Cũng giống như âm [f] trong tiếng Anh, có thể viết làm ba cách phone, father, tough. Vậy cái gì gọi là âm và cái gì gọi là chữ cái? Trong khi GH trong enough thì [f] nhưng trong Edinburgh thì trở thành "nguyên âm" (ê đin-bơ-rơ). Các bạn cần suy nghĩ mà học cho đúng nha.

    Vài giòng để các bạn có khái niệm là mình phải biết mình làm việc gì có đúng theo nguyên tắc mà cả thế giới đã bày sẵn ra rồi. Đừng mua xe về rồi tháo vỏ ra làm dép, cắt thùng ra làm "hòm" đựng "tư trang", v.v... nhá.

    Chúc các bạn Têt Nhâm Thìn đầy vui tươi, may mắn, và yên ổn.
    Last edited by duynguyen; 01-15-2012 at 08:53 AM.

  3. #3
    Junior Member
    Join Date
    Apr 2012
    Location
    http://www.luatami.com/cac-thu-tuc-khi-thanh-lap-cong-ty
    Posts
    2

    Post

    theo mình nghĩ đọc là A Bờ Cờ chứ không phải là A Bê Cê( cái này có vẻ như phiên âm tiếng anh thì phải)



    Bạn nào cần tư vấn luật về thủ tục thành lập công ty thì a lô mình nhé.
    chúc cả nhà vui vẻ

  4. #4
    Junior Member
    Join Date
    Dec 2011
    Posts
    26

    Unhappy

    LuatAmi ơi,
    Bạn đúng là ngớ ngẩn. Chịu khó đọc kỹ phần giải thích trên kia đi rồi hãy có ý kiến. A Bờ cờ là của đám lớp 3 truờng làng lên làm TS Giáo sư bạn ạ. Tiếc thay cái học ở VN ngày nay lụn bại thật! Biết mấy thế hệ nữa mới được như thời của tôi (1950-1970).

    Duy Nguyên
    Last edited by duynguyen; 04-20-2012 at 03:15 AM.

  5. #5
    Junior Member
    Join Date
    Apr 2012
    Location
    http://www.luatami.com/cac-thu-tuc-khi-thanh-lap-cong-ty
    Posts
    2

    Default chưa đúng. mong bác thông cảm

    Dạ có lẽ tại cháu kiến thức còn ít cộng với tham khảo bài này

    Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Lê Tiến Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT. Ông Thành cho biết:

    - Trong giáo dục có những lựa chọn phải trên cơ sở nguyên tắc sư phạm chứ không chỉ dựa hoàn toàn vào khoa học thuần túy. Trường hợp sử dụng cách gọi a, bê, xê hay a, bờ, cờ cũng phải xem xét từ thực tiễn dạy học. Việc sử dụng hệ thống a, bê, xê (A, B, C) hiện nay vẫn được thống nhất trong nhà trường từ tiểu học lên các bậc học trên. Duy chỉ có việc dạy ghép vần cho học sinh lớp 1, để trẻ dễ hiểu, dễ học, các nhà giáo dục đã lựa chọn cách gọi tên “a, bờ, cờ”.

    Nếu chỉ đứng từ ngoài nhìn thì thấy việc sử dụng này là lộn xộn, nhưng trong thực tế dạy học nếu máy móc sử dụng a, bê, xê cho thống nhất, trẻ sẽ rất khó ghép vần. Chẳng hạn trẻ ghép “bờ e be sắc bé” sẽ đơn giản hơn nhiều so với “bê e be sắc bé”, hay sẽ ghép vần “cờ o co huyền cò” chứ không thể “xê o co huyền cò”...

    Nếu điều chỉnh theo cách thống nhất gọi là a, bê, xê tôi nghĩ sẽ lại có những xáo trộn lớn không có lợi cho việc học tiếng Việt của trẻ ở lớp 1. Việc sử dụng cách gọi tên để ghép vần này đã được nghiên cứu từ thực tiễn giáo dục chứ không tùy tiện. Cá nhân tôi ủng hộ vì đó là con đường nhanh nhất giúp trẻ ghép vần.

    đâm ra chưa đúng. mong bác thông cảm

  6. #6
    Junior Member
    Join Date
    Dec 2011
    Posts
    26

    Red face

    LuatAmi thân mến,
    Cảm ơn bạn đã trả lời rất dài. Tuy nhiên tôi đã thấy rõ một điều. Nguời ta, kể cả ông vụ truởng gì có bạn nêu trên cũng ngớ ngẩn tuốt. Trước hết phải phân định. Chữ A là một ký hiệu. Vậy tên của nó là gì? Con người có thói quen đặt tên cho bất cứ thứ gì nghĩ ra, nhìn thấy, tuởng tuợng, ... Thứ đến là cách đọc. Tuỳ theo ngôn ngữ mà đọc chứ không nhất thiết là một. Chữ A này có thể đại diện cho nhiều âm khác nhau. Đây là mấu chốt. Người ta lẫn lộn giữa tên gọi và cách đọc. Tiếng nói là thân thể, chữ viết là áo quần. một ký hiệu có thể đại diện cho vô số âm bạn ạ. Chúng ta bàn với nhau nhưng không thống nhất căn bản quy chiếu. Tôi biết khá nhiều thứ tiếng: Anh Pháp, Hàn, Hán, Miên, Thái, Ả rập, Tây-ban-nha, và tôi đang dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Họ chỉ cần học với tôi ba tuần lễ là có thể đọc bất cứ chữ Việt nào mặc dầu không hiểu nghĩa. Muốn hiểu nghĩa một cách hoàn hảo bạn phải mất 20 năm. Lối dạy trẻ con ráp vần ở Việt Nam hiện nay rất xưa. Không phù hợp với trào lưu thế giới. Thí dụ cho dễ hiểu, khi bạn viết chữ BÉ. Miệng sẽ đọc [bê] + [e] = [be] + sắc = [bé]. Tuơng tự, tiếng Anh BABY 'em bé' bạn có đọc là bờ ê bê bờ bi > bêbi không vậy? Ngược lại bạn đánh vần từng mẫu từ "bi" "êi" "bi" "wai" xong nói [bebi].

    Tôi không muốn tranh luận với bạn làm gì, xin mời bạn ghé vào trang web: www.tinhhoavietnam.net và tìm quyển Cẩm Nang ngữ pháp tiếng Việt, phần Ngữ âm tiếng Việt thì sẽ hiểu rõ. Tiện đây tôi xin tự giới thiệu với bạn, tôi là nhà nghiên cứu về ngôn ngữ và đang làm nghề dạy học từ năm 1972 đến nay. Tôi còn biết cả tiếng Hán muợn của tiếng Việt tất cả là mấy từ nữa bạn ạ, và tiếng Việt mượn của tiếng Hán ra sao.

    Hy vọng bạn cần tỉnh táo trước, theo nền ngữ học thế giới kẻo không vẫn loay hoay với "bình dân học vụ" và "xoá nạn mù chữ" thời 45, 50 của thế kỷ truớc thì buồn lắm.

    Thân mến,
    Duy Nguyên
    Last edited by duynguyen; 04-20-2012 at 10:34 AM.

  7. #7
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default

    Quote Originally Posted by duynguyen View Post
    Chào các bạn,
    The nguyên tắc ngôn ngữ học thì ABC là các ký hiệu trong bảng mẫu tự. Có người gọi bảng chữ cái. Được cả. Bảng chữ cái này gồm hai phần: tên gọi của các ký hiệu và cách đọc các ký hiệu này khi được ghép với nhau theo một số quy luật gọi là chính tả, tiêng Anh gọi là phonotactics. Lúc ấy sẽ phải đọc theo sự phối hợp của các chữ cái đó để đại diện cho cái âm mình muốn nói lên.

    Cách gọi A bờ cờ xuất hiện từ khi có chương trình xoá nạn mù chữ của những năm 1945 - 50 do các cán bộ lớp 3 trường làng đảm trách nên mới sinh ra cái nạn này và bây giờ còn dây giưa.

    Do đó, ABC, trước hết nên gọi là a, bê, xê, dê, ... tức là chúng ta cho nó một cái tên như bất cứ cái gì khác nếu muốn biết đó là gì phải cần có tên. Ai đọc a bờ cờ là SAI tuốt. Vì hai lý do:

    1. không lấy cách đọc làm tên của chữ cái ngoại trừ một vài chữ cái tiêu biểu cho nguyên âm.

    2. khi ghép vào chữ thì không có thể đọc [bờ] vì chữ B (bê) này trở thành âm [b] và không thể có thêm [ơ] vào nữa.

    Tiếng Spanish (Tây-ban-nha) cũng có bảng chữ cái và tên của chúng đọc (theo tiếng Việt) như sau:
    A B(bê) C(xê) D(đê) E(ê) G(khe gê) H(át chê ... J (khô ta), ... R (e rê) S (ét xê) ... Y(i-cờ-rét-ta) Z(xét-ta)

    Tiếng Anh có bảng chữ cái (mẫu tự) phiên âm theo tiếng Việt :

    A (êi) B (bi) ... Y (wai) Z(zi)

    Vậy thì không lý do gì mà tiếng Việt đi trật đường rầy nói ABC là a bờ cờ.

    Nay đến chuyện hai chữ nguyên âm và phụ âm. Rất nhiều người hiểu sai về 2 chữ này. Trong bảng chữ cái chưa có cái gì liên quan đến âm cả. Mà trong bảng chữ cái chỉ có 2 loại chữ: chữ cái chính và chữ cái phụ. Chính hay phụ còn cần phải xét sau khi chúng được ghép và thành chữ. Thí dụ: O và U là hai chữ cái mà ai cũng gọi là nguyên âm. Wrong again! Sai nữa rồi.

    Trong chữ HOA, đọc là [hwa] (người Trung và người Bắc) > [wa] (người Nam) cho thấy O không còn là "nguyên âm" trong một số trường hợp mà nhiều người không nghĩ tới. Cái phần [wa] này cũng thấy trong chữ QUA vậy [kwa] (Trung, Bắc) > [wa} (Nam). Vậy ai bảo O và U là nguyên âm? Chúng vẫn còn là chữ cái. Chỉ khi ghép thành chữ: CUA [ku:a] # QUA [kwa] KHOA [khwa] = KHOE [khwe] mới thấy sự khác nhau của chữ cái O và A rõ ràng.

    Cũng giống như âm [f] trong tiếng Anh, có thể viết làm ba cách phone, father, tough. Vậy cái gì gọi là âm và cái gì gọi là chữ cái? Trong khi GH trong enough thì [f] nhưng trong Edinburgh thì trở thành "nguyên âm" (ê đin-bơ-rơ). Các bạn cần suy nghĩ mà học cho đúng nha.

    Vài giòng để các bạn có khái niệm là mình phải biết mình làm việc gì có đúng theo nguyên tắc mà cả thế giới đã bày sẵn ra rồi. Đừng mua xe về rồi tháo vỏ ra làm dép, cắt thùng ra làm "hòm" đựng "tư trang", v.v... nhá.

    Chúc các bạn Têt Nhâm Thìn đầy vui tươi, may mắn, và yên ổn.
    Nếu bảng chữ cái là A B C D Đ H ... thì có lẽ đọc theo a bê xê (chữ C trong phát âm Việt là cờ chứ không phải là xờ như khi đọc theo cách này) dê đê .... nghe có "văn hóa" hơn.
    Nhưng nếu bảng cái là A Ă Â B C D D E Ê .... thì chắc phải theo a (á ớ) bờ cờ rồi.
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  8. #8
    Senior Member Tanyenbai's Avatar
    Join Date
    Feb 2009
    Location
    Hanoi
    Posts
    435

    Default

    chí lí, tiếng Việt mình hay thật, cãi nhau suốt ngày

  9. #9
    Junior Member
    Join Date
    Aug 2012
    Posts
    6

    Default

    Đồng ý với bác duynguyen. Một chữ cái có nhiều âm, nhưng chỉ có một cái tên thôi. Bác duynguyen đã giải thích và đưa thí dụ rất rõ ràng trong cả tiếng Anh và tiếng Việt rồi. Vì lý do lịch sử cộng với đa số chữ trong tiếng Việt chỉ có một âm nên người ta thường lầm lẫn giữa tên chữ và âm của nó.

    Có bạn nói nếu gọi A, B, C là [A], [Bê], [Xê] thì không hợp lý, vì chẳng lẻ âm của chúng sẽ là [a],[b],[s] ? Xin thưa là chữ thì vẫn là [A], [Bê], [Xê] còn âm thì vẫn là [a], [b], [c] thôi.

    Trong tiếng Anh, một chữ có thể có nhiều cách phát âm. Ví dụ, chữ C có thể mang âm [s] như trong từ century nhưng cũng có thể mang âm [k] như từ cat.

    Trong tiếng Việt, ta có chữ O như ví dụ của bác duynguyen vừa mang âm [o] thì nó có thể mang âm [w] ở miền Nam.

    Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có nhiều chữ mang cùng một âm [c] là C, K và Q. Tên của 3 chữ này là [Xê], [Ca], và [Cu]. Nếu bạn dựa vào âm để gọi tên chữ thì sẽ khó phân biệt những chữ cái này lắm.

    Còn cái ông làm bên Bộ nói này nói nọ gì đó cũng chỉ là nói xàm thôi. Ổng không nghĩ tới hậu quả của việc dạy theo kiểu đó mà chỉ thấy được cái lợi là dễ ghép vần. Hậu quả nhãn tiền là đa số thanh niên Việt Nam ngày nay cứ nghĩ là Ây, Bi, Xi là tiếng Anh; A, Bê, Xê là tiếng Pháp còn A, Bờ, Cờ là tiếng Việt. Và chúng ta còn phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nữa chứ !

  10. #10
    Junior Member
    Join Date
    Jul 2012
    Posts
    2

    Default a b c

    Quote Originally Posted by chopho View Post
    Hiện nay em thấy người ta phát âm:
    người thì A Bê Xê ( A, B, C)
    Nhưng lúc trước em được học là A, Bờ, Cờ..
    Vậy cách phát âm nào chuẩn ạ!

    Thương mại điện tử rồi mà sao người ta chưa chuẩn cái vụ này!
    Thế đến bao giờ thương mại điện tử ở VN mới develop tốt được khi mà ý thức yêu ngôn ngữ dân tộc không có!
    A be xe la muon tu tieng Phap ( Vi truoc kia Viet nam la thuoc dia cua Phap nen bi anh huong) con A BO CO la Tieng viet do ban.

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •