Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
Giúp tôi gải ngĩa câu tục ngữ này với
Results 1 to 10 of 11

Thread: Giúp tôi gải ngĩa câu tục ngữ này với

Hybrid View

  1. #1
    cp7genguin
    Guest

    Talking Giúp tôi gải ngĩa câu tục ngữ này với

    Trước đến giờ nghe nhiều và cũng tương đối hiểu nhưng các bạn có thể giải nghĩa 1 cách sâu sắc cho tôi câu tục ngữ "Tôn sư trọng đạo" được không; Tôn sư ở đây có thể hiểu là tôn kính tôn trọng thầy cô giáo, còn trọng đạo ở đây là đạo làm người hay đạo lễ? Giúp tôi với

  2. #2
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default

    Quote Originally Posted by cp7genguin View Post
    Trước đến giờ nghe nhiều và cũng tương đối hiểu nhưng các bạn có thể giải nghĩa 1 cách sâu sắc cho tôi câu tục ngữ "Tôn sư trọng đạo" được không; Tôn sư ở đây có thể hiểu là tôn kính tôn trọng thầy cô giáo, còn trọng đạo ở đây là đạo làm người hay đạo lễ? Giúp tôi với
    Tôi nghĩ là đạo làm người như quân sư phụ, nhân nghĩa lễ trí tín, vv.

  3. #3
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default "Bà tám" chút nghe!

    Quote Originally Posted by cp7genguin View Post
    Trước đến giờ nghe nhiều và cũng tương đối hiểu nhưng các bạn có thể giải nghĩa 1 cách sâu sắc cho tôi câu tục ngữ "Tôn sư trọng đạo" được không; Tôn sư ở đây có thể hiểu là tôn kính tôn trọng thầy cô giáo, còn trọng đạo ở đây là đạo làm người hay đạo lễ? Giúp tôi với
    Hiểu 1 cách tương đối là tốt rồi!!! , vì thời bây giờ còn mấy người hiểu hoặc quan tâm tới nữa. "Tôn sư" là tôn trọng những bậc sư thầy đã truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm,v.v... trong nhiều lãnh vực khác nhau. Còn "trọng đạo" , đạo ở đây theo tôi thì ta nên nghiên về "đạo lễ" hay đạo luật thì đúng hơn, và cũng nên hiểu đạo đó là là những tôn chỉ , những qui định của thầy đã dạy . Vì vậy cho dù là 1 tướng cướp lừng lẩy nếu luôn luôn quy thuận theo và tôn trọng lời "thầy" của mình thì vẩn được coi là "tôn sư trọng đạo" , phải không?!!

    Bởi vậy , trong thời buổi bây giờ muốn "tôn sư trọng đạo" thì có vẽ hơi rắc rối đó vì biết ai là 1 đấng tôn sư , ai là 1 "đống hèn sư" ... lớ mớ thì "tiền mất tật mang" thì khổ.

    A quên nữa, câu này không phải là "tục ngữ", theo tớ nghĩ đây là 1 câu trong sách Khổng Tử thì phải . Cho nên mình có thể gọi là "hán ngữ" hay "ngạn ngữ" có lẽ hợp hơn.
    Last edited by LtDra; 11-22-2007 at 10:22 AM.
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  4. #4
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Location
    California
    Posts
    1,985

    Default General discussion

    Chỉ chi tiết một tí thôi chứ không phải dạy đời!!!

    Khi nói đến "tôn sư trọng đạo" người ta nghĩ ngay đến Khổng phu Tử và Đạo Làm Người hayThánh Hiền hoạc Đạo Khổng cũng thế.
    Đạo Khổng dạy thờ, tôn, kính Quân, Sư, Phụ; đạo Quân thần, phu tữ, phu thê; Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín...hay là "tam cang, ngũ thừờng"....
    Làm trai phải nhất nhất tuân hành theo mọi điều răn dạy. Đến nỗi mà có những câu nghe qua là lạnh xương sống nhưng đời đời vẫn còn nhắc nhở, có vẻ thán phục như :"Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiều".
    Phụ nữ thì có Công, Dung, Ngôn, Hanh - Tại gia tùng phụ, xuất giá tòng phu, phu tữ tòng tử, gọi chung la "Tam tòng, tứ đức"....
    "Trai thì trung hiếu làm đầu,
    Gái thì dức, hạnh là câu sửa minh"
    Hãy đọc đoạn văn sau về KKhổng Phu Tử:

    Chinese Kongfuzi or K'ung-fu-tzu
    born 551 BC, Ch'ü-fu, state of Lu
    died 479, Lu


    Ancient Chinese teacher, philosopher, and political theorist.

    Born into a poor family, he managed stables and worked as a bookkeeper while educating himself. Mastery of the six arts—ritual, music, archery, charioteering, calligraphy, and arithmetic—and familiarity with history and poetry enabled him to begin a brilliant teaching career in his thirties. Confucius saw education as a process of constant self-improvement and held that its primary function was the training of noblemen (junzi). He saw public service as the natural consequence of education and sought to revitalize Chinese social institutions, including the family, school, community, state, and kingdom. He served in government posts, eventually becoming minister of justice in Lu, but his policies attracted little interest. After a 12-year self-imposed exile during which his circle of students expanded, he returned to Lu at age 67 to teach and write. His life and thoughts are recorded in the Lunyu (Analects). See also Confucianism.
    Hope this would help
    Last edited by MANH NGUYEN; 11-26-2007 at 02:25 AM.

  5. #5
    cp7genguin
    Guest

    Thumbs up

    Cảm ơn nhìu nhìu, các bạn ở diễn đàn này tuyệt thật.Mình còn hỏi ở diễn đàn ecadao.com nhưng chả ai trả lời. lúc quay lại đây thấy có trả lời và đều rất chi tiết. Cảm ơn nhiều. THANKS

  6. #6
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default Về "tôn sư - trọng đạo"

    Đây là một câu nói của Tăng Sâm (Tăng tử) nên phải liệt nó vào danh ngôn.
    "Sư" đương nhiên là người thầy, còn "Đạo" thì rất nhiều nghĩa và tôi tổng hợp được từ các nền Văn hóa liên quan đến Văn hóa Trung QUốc thì như sau:
    Đạo:
    1. Là một lý tưởng sống, là kim chỉ nam tốt đẹp cho mọi hành vi xử thế (Theo Lão - Trang)
    2. Là phương cách hành động đúng đắntrong một lĩnh vực nào đó, nghĩa này đặc biệt được dùng nhiều ở Nhật Bản. Các từ như "Đạo quân tử", "đạo làm người" là theo nghĩa này.
    3. Là kiến thức cụ thể của một ngành học thuật.

    Theo những nghĩa trên, "tôn sư trọng đạo" có hai nghĩa:
    1. Đó là hai vế tương đương: "Tôn sư" và "trọng đạo" Tôn kính người chỉ bảo, truyền thụ lý thuyết giúp mình hoàn thiện hơn và trân trọng những lý tưởng sống cao đẹp
    2. Theo thứ tự thừa tiếp: "Tôn sư" cho nên "trọng đạo", tôn kính người thầy nên trân trọng những gì thầy truyền dạy.

    Tôi thấy nên tham khảo cả hai nghĩa, vì câu này viết theo kiểu "bạch văn" (không có ngắt câu, chấm phẩy) nên có thể hiểu theo hai cách, và đó chính là sự súc tích của cổ ngữ.
    Tôi rất trân trọng những người ham hiểu biết như bạn.

  7. #7
    Senior Member dethuong_x0x's Avatar
    Join Date
    Aug 2007
    Posts
    1,762

    Default

    Welcome to this forum Quang !!!

  8. #8
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default

    Quote Originally Posted by Quang View Post
    Đây là một câu nói của Tăng Sâm (Tăng tử) nên phải liệt nó vào danh ngôn.
    "Sư" đương nhiên là người thầy, còn "Đạo" thì rất nhiều nghĩa và tôi tổng hợp được từ các nền Văn hóa liên quan đến Văn hóa Trung QUốc thì như sau:
    Đạo:
    1. Là một lý tưởng sống, là kim chỉ nam tốt đẹp cho mọi hành vi xử thế (Theo Lão - Trang)
    2. Là phương cách hành động đúng đắntrong một lĩnh vực nào đó, nghĩa này đặc biệt được dùng nhiều ở Nhật Bản. Các từ như "Đạo quân tử", "đạo làm người" là theo nghĩa này.
    3. Là kiến thức cụ thể của một ngành học thuật.

    Theo những nghĩa trên, "tôn sư trọng đạo" có hai nghĩa:
    1. Đó là hai vế tương đương: "Tôn sư" và "trọng đạo" Tôn kính người chỉ bảo, truyền thụ lý thuyết giúp mình hoàn thiện hơn và trân trọng những lý tưởng sống cao đẹp
    2. Theo thứ tự thừa tiếp: "Tôn sư" cho nên "trọng đạo", tôn kính người thầy nên trân trọng những gì thầy truyền dạy.

    Tôi thấy nên tham khảo cả hai nghĩa, vì câu này viết theo kiểu "bạch văn" (không có ngắt câu, chấm phẩy) nên có thể hiểu theo hai cách, và đó chính là sự súc tích của cổ ngữ.
    Tôi rất trân trọng những người ham hiểu biết như bạn.
    Đây thật là 1 giải thích tuyệt vời. Cám ơn "pác" Quang nhé
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •