Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
Tớ là NGỘ, chào tất cả
Results 1 to 3 of 3

Thread: Tớ là NGỘ, chào tất cả

Hybrid View

  1. #1
    Junior Member
    Join Date
    Feb 2007
    Posts
    4

    Default Tớ là NGỘ, chào tất cả

    Tớ là NGỘ, tớ ở trong một ngôi nhà có rất nhiều NGỘ (Ngộ lớn - ngộ bé; Ngộ boy - Ngộ Girl; Humman Ngộ - animal Ngộ...).

    Ngộ tớ rất muốn được học English cùng mọi người

  2. #2
    Junior Member
    Join Date
    Mar 2007
    Posts
    1

    Default

    lol ur name and name of member ur family seem so cool. nice to meet u 2.

  3. #3

    Default

    Người viết thư thuê cuối cùng của Bưu điện Sài Gòn
    Ông Dương Văn Ngộ trước Bưu điện Trung tâm Sài Gòn. (Ảnh Spiegel)

    (Dân trí) - Tờ Spiegel nổi tiếng của Đức vừa có bài viết về ông lão chuyên viết thư thuê tại Bưu điện Sài Gòn Dương Văn Ngộ - người kết nối thế giới bằng cây bút mực. Suốt 15 năm trong nghề, ông Ngộ đã chứng kiến nhiều buồn vui của người đời và từng chắp cánh cho không ít cuộc hôn nhân...

    Công việc của ông Ngộ gắn liền với Bưu điện trung tâm Sài Gòn - Toà kiến trúc cổ kính được xây dựng từ năm 1886 với nhiều đặc trưng của phong cách kiến trúc Á-Âu. Khách du lịch nước ngoài tới đây không chỉ để để ngắm một trong những bưu điện cổ và đẹp nhất châu Á mà còn để được tận mắt chứng kiến công việc viết thư thuê của một nhân viên bưu điện về hưu, đúng như tiếng lành đồn xa.

    Vào khoảng 8 giờ sáng, tiết trời tháng 2 tại Sài Gòn khá oi bức. Dương Văn Ngộ, người đàn ông 77 tuổi với dáng người gầy gò, đỗ xe đạp vào bóng dâm của hàng cây sung dâu. Ông mỉm cười và vồn vã chào những người bán bưu thiệp rong, sắp xếp lại vị trí ngồi và bắt đầu một ngày làm việc.



    Chiếc bàn làm việc của ông Ngộ được kê bên dưới bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ trong chiếc cặp đựng tài liệu, ông lôi ra 2 quyển từ điển Anh, Pháp và một danh bạ mã thư tín Pháp. Ông cài một tấm băng đỏ lên tay áo trái để khách hàng có thể nhận ra ngay tức thì. Bên cạnh là một tấm biển :"Nơi chỉ dẫn và viết giúp".



    Khách hàng đầu tiên của ông Ngộ là một người đàn ông từ vùng sông Mekong. Anh mang theo một lá thư, địa chỉ người nhận là một thương gia từ châu Âu. Anh là tài xế lái xe đưa ông chủ tới các bữa tiệc làm ăn và gặp gỡ trong hơn 1 năm qua. Người đàn ông này muốn nhờ ông Ngộ viết thư đề nghị thương gia châu Âu trả cho anh tiền phí bảo hiểm y tế và xin tạm ứng trước 200 USD.



    Nghe xong câu chuyện, người viết thư già bắt đầu viết, những dòng nắn nót bằng tiếng Anh. Bức thư được hoàn thành với đúng văn phong Anh ngữ, mang giọng điệu nhã nhặn, lịch sự của một nhân viên gửi thư đề nghị lịch sự với cấp trên. Thỉnh thoảng khi bí từ, ông Ngộ lại lật nhanh những tranh từ điển tiếng Anh.



    Ông Ngộ được xem là người kết nối thế giới - một nhà viết thư thuê chuyên nghiệp từng tồn tại trong quá khứ. Khi viết bất kể lá thư nào, ông đều chọn từ ngữ rất cẩn thận, trình bày rõ ràng, chính xác và đúng theo văn phong của từng loại thư. Là người viết thư, ông hiểu từ ngữ quan trọng tới mức nào và đương nhiên cả sự tổn hại mà nó có thể gây ra. Ông Ngộ không chỉ đơn thuần dịch thư mà còn làm cầu nối khoảng cách giữa con người với con người và đưa ra những lời khuyên, động viên cho khách hàng.



    Ông Ngộ trở thành nhân viên của Bưu điện Sài Gòn từ năm 17 tuổi. Ông cho biết chưa bao giờ nghỉ một ngày làm việc, kể cả trong thời kỳ chiến tranh ác liệt. Ông nói tiếng Anh và Pháp khá thành thạo nhờ học tiếng Pháp trong trường phổ thông và tiếng Anh từ binh lính Mỹ.



    Khách hàng thứ 2 trong buổi sáng hôm ấy của người viết thư già là một phụ nữ trẻ với đôi môi đỏ hồng, đeo đôi gang tay dài và đội mũ che cái nắng oi ả của tiết trời Sài Gòn. Cô lôi từ trong túi chiếc máy điện thoại di động Nokia và chỉ cho ông một số tin nhắn. Chúng được viết bằng tiếng Pháp và có vẻ rất lãng mạn. Ông Ngộ dịch ngay lập tức: "Khi anh đến thăm em, em đã cho anh thấy đất nước, con người Việt Nam và dạy anh học tiếng Việt. Anh không thể đợi được". Nghe xong, cô gái mỉm cười thẹn thùng. Cô quen một người Pháp qua một trang web trên Internet. Ngày mai, cô sẽ trở lại và nhờ ông Ngộ viết một bức thư.



    Khách hàng nữ giới của ông Ngộ thường gọi ông là người viết thư tình. Họ còn gọi ông là nhà thơ và là người mai mối cho nhiều cuộc hôn nhân. Ông Ngộ nói: "Có thể là 2 hay 3 đám cưới gì đó. Tình yêu thường bị ngăn cản giữa các lục địa, với 2 ngôn ngữ, 2 nền văn hoá khác nhau. Bạn biết đấy, điều đó không dễ chút nào".



    Ông Ngộ đã nghe hàng ngàn câu chuyện như vậy, đẹp có, bi kịch có. Ông cũng từng tìm kiếm con rơi cho các binh sĩ Mỹ và họ hàng của các công dân Việt Nam vượt biên sau chiến tranh. Suốt 15 năm làm nghề viết thư thuê, ông đã chứng kiến nhiều khổ đau của khách hàng - những người ông đã hứa sẽ không tiết lộ thông tin chi tiết. Khách hàng cũng đánh giá cao ông Ngộ vì phẩm chất ấy.



    Thỉnh thoảng, chính ông Ngộ cũng nhận được những lá thư thú vị. Lời cảm ơn từ khắp nơi trên thế giới gửi về địa chỉ người nhận: "Người viết thư thuê, Bưu điện Trung tâm, Sài Gòn". Tuy nhiên, ông chưa bao giờ nhận được e-mail. Ông cũng không thích máy tính và điện thoại di động. Ông Ngộ nói: "Từ ngữ từ máy móc không có linh hồn".



    Rất nhiều khách du lịch Nhật Bản đã tỏ ra thích thú với công việc của người viết thư thuê và đổ xô tới chụp hình ông. Họ tới Bưu điện Trung tâm Sài Gòn không chỉ để ngắm toà nhà cổ kính này mà còn để tận mắt quan sát công việc của ông. Với họ, công việc của ông Ngộ cũng là một phần nét độc đáo và hấp dẫn của toà kiến trúc.



    Dương Văn Ngộ giờ đây là người viết thư thuê độc nhất vô nhị của Sài Gòn. Người đồng nghiệp Huỳnh Liếng, từng thay nhau làm việc cùng ông, đã mất cách đây 10 tháng và hiện không có ai thay thế. Ông chỉ có một mong ước duy nhất, là thế giới nên cần nhiều hơn nữa những người như ông và ông Liếng.

    Ngộ nhỉ, có người tên là Ngộ thật nhỉ

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •